Lượt xem: 408

Thông qua Đề án Phát triển ngành nghề nông thôn

Ngày 4/10, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị liên quan, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Đề án Phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

 


Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Thúy Liễu

 

    Đề án Phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án). Đơn vị thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng. Mục tiêu chung của Đề án là nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trong tổng giá trị sản xuất khu vực nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; đồng thời, phát triển thêm nghề mới phù hợp với từng địa phương, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

    Tổng nguồn vốn đầu tư của Đề án hơn 199 tỷ đồng, trong giai đoạn 2022 - 2030 được phân theo nội dung đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng làng nghề và nghề truyền thống; xây dựng mô hình, dự án bảo tồn, phát triển nghề truyền thống; xây dựng mô hình, dự án bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; đầu tư khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; đầu tư các hoạt động đào tạo, tập huấn, xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu các sản phẩm làng nghề.

    Tại cuộc họp đại biểu đóng góp một số ý kiến cho Đề án như: Định nghĩa về làng nghề, nghề truyền thống; căn cứ các nghị định, quy định của các bộ, ban, ngành Trung ương trong xây dựng Đề án; công tác tổ chức thực hiện Đề án tại các địa phương…

    Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Đề án cơ bản thiết thực trong phát triển ngành nghề nông thôn. Để tiếp tục hoàn chỉnh Đề án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị thực hiện Đề án rà soát, chỉnh sửa lại các số liệu phù hợp thực tế cũng như xem lại tiêu chí ngành nghề nông thôn, đặc biệt chú ý đến việc hình thành làng nghề, phải duy trì nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm và lao động tham gia làng nghề. Bên cạnh đó, lồng ghép Đề án vào các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn tỉnh.

Thúy Liễu



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 93
  • Hôm nay: 358
  • Trong tuần: 70,785
  • Tất cả: 11,802,792